Blog

3 câu hỏi quyền năng để dễ dàng vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta là thế giới nhị nguyên, tất cả mọi sự vật hiện tượng, đều tồn tại đối lập song hành với nhau. Ví dụ: Đẹp đối lập của nó là xấu; hạnh phúc đối lập là đau khổ; nắng - mưa; sáng - tối; nóng - lạnh... Theo đó tư duy cũng vậy, nếu vế này là TƯ DUY THÀNH CÔNG thì đối lập với nó là TƯ DUY THẤT BẠI.

Cuộc sống luôn có hai mặt đối lập song hành và sự thật là cái này tồn tại để ta nhận ra cái kia. Do chưa có cơ hội tìm hiểu nguyên lí “Hai mặt đối lập – Triết học” nên hầu hết mọi người nhìn nhận sự việc chỉ một mặt mà không nhận thức khách quan rằng vũ trụ này luốn có hai mặt đối lập tồn tại. Chúng tồn tại để cho con người trải nghiệm, nhận thức nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực giải quyết vấn đề.

Dưới đây là hai kiểu người có hai cách nhìn khác nhau khi cùng nhìn vào một vấn đề, thông qua đây cũng phát hiện ra cách người thành công họ vượt qua khó khắn trong cuộc sống như thế nào?

 Cách phân biệt hai loại tư duy khác nhau này NLP gọi là hai vùng: Vùng nguyên nhân (chỉ tư duy tạo ra thành công) – Vùng hậu quả (chỉ tư duy gây ra thất bại).

1. Kiểu người nhìn sự việc ở vùng hậu quả

Kiểu người có tư duy theo cách nhìn sự vật, hiện tượng theo ý kiến, quan điểm, mong cầu của mình. Họ muốn nhìn sự vật, hiện tượng theo cách họ muốn chứ không phải theo cách sự vật, hiện tượng nó là.

Ví dụ, họ đi muộn giờ làm họ sẽ nói là họ bị tắc đường, bỗng xe hỏng, có việc phải giải quyết đột xuất… Họ luôn tìm ra lý do để đổ lỗi. Họ không chịu trách nhiệm với bất cứ điều gì diễn ra trong cuộc đời họ mà luôn đổ lỗi lên mọi thứ xung quanh. Nếu họ là người chồng (chủ gia đình) nếu con hư, học dốt họ sẽ đổ lỗi tại con không chịu học bài, con không thông minh, mẹ nuông chiều không nghiêm khắc… Nếu họ không kinh doanh thành công, họ đổ tại người tiêu dùng không thông minh, không nhận ra sản phẩm, dịch vụ tốt…


Kiểu người tư duy theo vùng này không chủ động nâng cao nhận thức cuộc sống, tìm kiến thức, kĩ năng để giúp mình làm chủ cuộc đời mình mà họ để cuộc đời xô đẩy họ. Ví dụ một người sống ở vùng hay bị bão lụt, nguy hiểm… họ không nhận ra là chỉ cần thay đổi chỗ ở là sẽ an toàn tính mạng, yên tâm làm ăn, sinh sống…, họ cứ ở đó than vãn thời tiết khắc nghiệt, khó làm ăn làm cho gia đình mình nghèo đói.

Nguyên lí của tư duy hành vi con người là: Khi con người ta có lỗi để đổ cho, có lí do để vin vào thì họ đã “thoát tội” và họ chẳng cần nhớ BÀI HỌC gì phía sau đó. Chính vì vậy, kết cục cuộc đời của những người theo trường phái tư duy này là một cuộc đời bất hạnh, thất bại, đau khổ.

2. Kiểu người nhìn sự việc ở vùng nguyên nhân

 Người tư duy ở vùng này luôn chủ động nắm quyền làm chủ cuộc đời. Trước mỗi khó khăn, thách thức của cuộc sống, họ luôn tự hỏi mình: Mình làm cách nào để vượt qua, để giải quyết được, để có được, để đến được… Họ chịu trách nhiệm về mọi thứ diễn ra đối với cuộc đời mình.

Nguyên lí vận hành của cuộc sống và của vũ trụ là “đã sản xuất khóa là phải có chìa” – “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” – “gõ cửa sẽ mở, khao khát người thày sẽ xuất hiện – “hỏi sẽ có câu trả lời”. Nên những người tư duy vùng này luôn tìm ra cách giải quyết cho vấn đề và luôn có được kết quả mình mong muốn khi họ kiên trì.

Sau mỗi lần họ tư duy như vậy, họ lại đạt được kết quả mình muốn, nên họ lại tiếp tục tư duy theo cách đó, nhìn vấn đề theo chiều hướng đó – Hướng tích cực để rút ra bài học kinh nghiệm lần sau họ làm theo cách khác, nếu cách trước không hiệu quả.

Khi học về hai cách tư duy trên, với tư cách là học viên nhận ra được bài học cho mình là:

1. Tại sao từ trước đến nay tôi chưa thành công? Vì tôi đã tư duy thuộc nhóm người số 1 mà không biết. Nghĩa là tôi luôn nhìn mọi việc bằng cái nhìn tiêu cực, đổ lỗi viện cớ, luôn cho mình là nạn nhân. Từ bây giờ khi biết được điều này tôi sẽ làm khác đi, đó là từ giây phút này nhìn mọi vấn đề dưới góc nhìn ở vùng NGUYÊN NHÂN – Góc nhìn của người thành công, hạnh phúc.

Làm thế nào để tôi có thể chuyển góc nhìn của mình sang vùng NGUYÊN NHÂN? Bằng việc dùng 3 câu hỏi quyền năng giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn trong cuộc sống: 
– Câu 1: Có điều gì tốt cho tôi trong chuyện này?
– Câu 2: Tôi học được bài học gì trong chuyện này?
– Câu 3: Lần sau tôi làm khác đi như thế nào?

Sự thật là khi ta đứng ở vùng nguyên nhân để tư duy – nó cho ta sức mạnh để kiểm soát cuộc đời mình và luôn giúp bộ não phát hiện, đưa ra những giải pháp vượt qua thách thức.

Khi tư duy ở vùng NGUYÊN NHÂN, nó giúp ta nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách phải tự chịu trách nhiệm với kết quả mình tạo ra (từ đây giúp ta thận trọng, chín chắn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ ,trước khi quyết định hành động).

Đây là cách tư duy của người thành công vậy để thành công, hạnh phúc trongcuộc sống tôi phải nhanh chóng thay đổi tư duy từ vùng hậu quả sang vùng nguyên nhân, để làm chủ cuộc đời mình.

Bài học nhận thức của học viên NLP online: Lê Thị Ngân 

Share the Post:

Bài viết liên quan

Shopping cart
Sign in

No account yet?

Start typing to see products you are looking for.
Shop
Wishlist
0 items Cart
My account