NHU CẦU CỦA ĐỨA TRẺ
1. Nhu cầu phụ thuộc:
Giai đoạn trẻ này trẻ từ 0-1 tuổi giai đoạn này trẻ cần được bố mẹ yêu thương, ôm ấp, cưng nựng, cho ăn. Chỉ cần 1 lời chê bai, ko hài lòng, mắng nhiếc trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được sự ko yêu thương của người thân và điều này chúng cảm thấy ko an toàn, chúng sẽ co cảm xúc của mình lại.
Ví dụ: lúc trong bụng chúng ta nói "con gái thôi phá đi", khi trẻ sinh ra chúng ta nói "da nó sao đen thế chả giống bố mẹ gì cả"...
2. Nhu cầu được phát triển và lớn lên mỗi ngày:
Giai đoạn này trẻ cần được yêu, được chăm sóc đúng nhu cầu của trẻ. Đói phải được ăn, ăn chưa no khóc, mặc chưa ấm khóc, khó chịu khóc. Giai đoạn này trẻ nghe thấy hay chứng kiến việc gì chúng sẽ cho đó là sự thật.
Giai đoạn này ta yêu thương, chăm sóc tốt cho trẻ thì sau này khi lớn lên trẻ có nhận thức rất tốt
Ví dụ khi trẻ khóc ta nên nói " con yêu con đói ah, ừ ăn no cho chóng lớn con nhé" thay vì những lời đại loại như " từ từ đã tôi đang bận đây, lúc nào cũng khóc vậy..."
3. Nhu cầu được bày tỏ cảm xúc.
Có nhiều ông bố bà mẹ bận bịu với công việc, đi làm xa... Mà không quan tâm tới cảm xúc của trẻ, thay vào đó là cho chúng quà, điện thoại, tivi... Trẻ sẽ hình thành cách thay thế yêu thương bằng quà cáp, bằng vật dụng... Và ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Lớn lên chúng mua sắm chúng mua sắm cho mình rất nhiều thứ, nhưng vẫn thấy là không đủ, chỉ đơn giản do đứa trẻ thời niên thiếu đã tổn thương sâu sắc mà chính chúng cũng ko biết.
4. Được cảm thấy quan trọng trong gia đình.
Chúng muốn sự sinh ra và có mặt của chúng trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của các thành viên. Chúng ta muốn con học giỏi, muốn con tốt lên, nhưng chúng ta toàn dùng ngôn ngữ sai như " sao mày ngu thế, sao mày vụng về thế, giá là con trai thì tốt biết bao..."
5. Nhu cầu được chấp nhận cảm xúc - suy nghĩ khác biệt của nó.
Khoa học chứng minh trẻ con mới nhìn thấy 100% sự vật, hiện tượng đó, con người lớn chúng ta luôn nhìn sự vật hiện tượng đầy méo mó vì chúng ta xen vào đó sự hiểu biết của mình.
6. Nhu cầu được khám phá, được trở lên đặc biệt.
Giai đoạn này trẻ cần được tự do khám phá mọi thứ xung quanh kể cả cơ thể chúng. Bố mẹ cần giải thích cho con hiểu.
Ví dụ: Trẻ vẽ lên tường nhà mới sơn đẹp đẽ của bạn, thay vì la mắng, thậm chí là đánh trẻ thì hãy giải thích cho con, giấy là để vẽ, tường nhà nếu vẽ lên sẽ phải lau, dọn thăm chí phải sơn lại sẽ rất mất công sức và tiền bạc.
7. Nhu cầu được thấy thế giới này an toàn, nó cần được bảo vệ.
Nó luôn nghĩ môi trường gia đình an toàn với nó, nhưng bố mẹ cãi nhau, chì chiết trước mặt nó. Nó sẽ ghim vào tiềm thức là gia đình cũng không an toàn, vẫn làm tổn thương nhau. Để rồi sau này khi lớn lên bất kể lời nói, hành động nào chúng cảm thấy khó chịu chúng sẽ nổi đoá lên để bảo vệ mình.
8. Nhu cầu xúc chạm, yêu thương, ôm ấp.
Có 1 nghiên cứu chỉ ra rằng hàng ngày để tồn tại ta cần 4 cái ôm, để hạnh phúc ta cần 8 cái ôm, để sáng tạo ta cần 12 cái ôm. Nhưng chúng ta thì sao, chúng ta chỉ ôm ấp trẻ khi chúng bé, lớn lên chúng ta ngại làm điều đó nên trẻ ngày càng xa cách với ta.
9. Nhu cầu được khích lệ, động viên học hỏi.
Trẻ dưới 8 tuổi chúng có thể học 5 thứ ngôn ngữ cùng lúc. Trong mỗi chúng ta là 1 thiên tài nên hãy khích lệ chúng thay vì cấm đoán nha bạn.
Bạn còn nhớ câu chuyện về nhà bác học EDISON chứ, ông có 1 bà mẹ thật tuyệt vời đã khích lệ ông khám phá, tìm tòi và phát minh và ông đã trở thành thiên tài của nhân loại, mặc dù ông đã từng bị nhà trường từ chối dạy vì tính cách bất thường.
Nếu bạn thấy mình có dấu hiệu đứa trẻ trong bạn bị tổn thương thì bài thiền chữa lành này sẽ giúp bạn tìm lại và chữa lành đứa trẻ bị tổn thương trong bạn
Bạn có thể tìm hiểu về:
- Chữa lành các Mối Quan Hệ: http://cafe.nlptraining.vn/clmqh/
- 6 ngày giúp ban thay đổi tư duy để kiến tạo cuộc đời mới: http://cafe.nlptraining.vn/5-nlppractitioner-1/
13
Tổng số
cổ phần
Bạn có thích nội dung này?
Tải về cuốn sách bán chạy nhất Bạn đã sinh ra giàu có cho những hiểu biết và bài học sẽ biến đổi cuộc sống của bạn.